Vì sao cột nhà bị nứt, gãy?
Quá trình đổ bê tông muốn đạt được độ đặc chắc tốt nhất thì cần phải đầm thật chặt vì khi bê tông đổ vào khuôn thường có khuynh hướng phân rã, các cốt liệu nặng chìm xuống dưới, các cốt liệu nhẹ nổi lên trên bề mặt. Do đó người ta phải tiến hành đầm với mục đích làm khối hỗn hợp được đồng nhất, đồng thời vữa bê tông bám chặt vào cốt thép.
Đầm là giai đoạn đặc biệt quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng của ngôi nhà, việc không đầm kỹ bê tông sẽ gây ra hiện tượng cột bị rỗ, đặc biệt là ở chân cột, có thể gây ra gãy chân cột dẫn đến kết cấu chịu lực rất kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền vững của ngôi nhà.
Các phường pháp đầm bê tông thường dùng:
Cách thủ công: Đầm bê tông thủ công thường đầm bằng cách dùng thanh sắt chọt vào bê tông và dùng vật dụng cứng để đập vào thành ván.
Cách đầm thủ công này hiệu quả thấp, độ rỗng của bê tông cao, dễ gây rỗ cột. Vì vậy, khi trộn bê tông bằng tay nhà thầu thường trộn bê tông loãng để cột không bị rỗ (bê tông loãng không đủ MAC nên chất lượng bê tông kém).
Sử dụng máy đầm: Việc sử dụng máy đầm để đấm bê tông nên mật độ bê tông được phân bố đều, đảm bảo được chất công trình .
Lượng bê tông sử dụng để đổ cột cũng sẽ khác nếu dùng 2 phường pháp đầm khác nhau. Ví dụ: Nếu đổ 20 cây cột và đầm bằng cách thủ công sẽ mất 2 khối bê tông thì khi dùng máy đầm sẽ tốn khoảng 2,4 khối bê tông vì máy đầm sẽ làm bê tông được liên kết vào nhau, không còn độ rỗng bên trong như đầm thủ công.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của việc đầm bê tông.