
ROI là chỉ số gì? Vì sao nó lại quan trọng trong marketing?

Chỉ số ROI là gì trong marketing? Tại sao doanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ số ROI? Làm thế nào để đo lường và cải thiện chỉ số này một cách hiệu quả?
ROI (Return on Investment) là gì?
Trong thế giới Marketing hiện đại, việc đo lường hiệu quả của các chiến lược quảng cáo trở nên vô cùng quan trọng. Một trong những chỉ số quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing là ROI (Return on Investment)
ROI là viết tắt của “Return on Investment”, tức là tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư. Đây là một chỉ số tài chính giúp đánh giá mức độ sinh lời của các khoản chi tiêu, đầu tư trong một chiến dịch quảng cáo. Cụ thể, trong Marketing, ROI cho biết số tiền bạn thu về từ một chiến dịch quảng cáo so với số tiền bạn đã chi ra cho chiến dịch đó.
Công thức tính ROI rất đơn giản:
ROI = (Lợi nhuận từ chiến dịch / Chi phí của chiến dịch) x 100
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư
Lợi nhuận từ chiến dịch có thể được đo bằng cách tính tổng doanh thu hoặc lợi nhuận bạn thu về từ khách hàng được tiếp cận qua chiến dịch quảng cáo. Chi phí của chiến dịch bao gồm tất cả các khoản chi liên quan, từ chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự, cho đến chi phí công nghệ và công cụ hỗ trợ.
Khi ROI càng cao, có nghĩa là chiến dịch Marketing của bạn càng hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn so với chi phí bỏ ra. Ngược lại, nếu ROI thấp hoặc âm, chiến dịch của bạn cần được điều chỉnh hoặc xem xét lại.
Tầm quan trọng của ROI trong Marketing
ROI là gì trong Marketing không chỉ là một chỉ số tài chính mà còn là công cụ giúp các nhà Marketing đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc phân bổ ngân sách. Thông qua việc tính toán ROI, các nhà quảng cáo có thể:
Đánh giá hiệu quả của chiến dịch: ROI cho phép đánh giá một cách rõ ràng và chính xác chiến dịch quảng cáo nào đang mang lại kết quả tốt nhất. Bằng cách tính toán tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bỏ ra, các nhà quảng cáo có thể nhận diện được chiến dịch nào đang hoạt động hiệu quả nhất, từ đó quyết định tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch có ROI cao, tránh việc lãng phí ngân sách vào những chiến dịch không mang lại kết quả.
Tối ưu hóa ngân sách Marketing: Việc tính toán ROI cho phép các nhà Marketing nhận diện được đâu là chiến dịch mang lại lợi nhuận lớn nhất. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh ngân sách và chuyển hướng đầu tư từ những chiến dịch kém hiệu quả sang các chiến dịch có khả năng sinh lời cao hơn, giúp tối đa hóa hiệu quả chi tiêu trong chiến lược Marketing.
Ra quyết định chiến lược: ROI không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch hiện tại mà còn cung cấp những dữ liệu quan trọng về việc chiến lược Marketing đang áp dụng có thực sự đạt được mục tiêu đề ra hay không. Dựa trên những thông tin này, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định chiến lược chính xác, điều chỉnh các kế hoạch trong tương lai để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách cải thiện ROI hiệu quả cho doanh nghiệp
1. Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng
Một yếu tố không thể thiếu để cải thiện hiệu quả của ROI là việc xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. Chân dung khách hàng cần được xây dựng dựa trên phân tích kỹ lưỡng các yếu tố như độ tuổi, nhu cầu, sở thích, insight, hành vi mua sắm và nỗi đau của khách hàng. Khi hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và tối ưu hiệu quả chiến dịch.
2. Đặt mục tiêu, chọn chiến lược marketing thông minh
Việc lựa chọn đúng chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing và cải thiện ROI. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu marketing rõ ràng và cụ thể, phù hợp với mục tiêu dài hạn của chiến lược kinh doanh. Sau khi đã thiết lập mục tiêu marketing, doanh nghiệp cần tập hợp và liên kết các phương thức marketing phù hợp với khả năng thực thi, nguồn lực và tài nguyên của mình để tạo thành một chiến lược marketing hoàn chỉnh.
3. Tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV)
CLV (Customer Lifetime Value) là chỉ số quan trọng trong việc cải thiện ROI. Thay vì chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới, doanh nghiệp nên chú trọng đến việc giữ chân khách hàng (customer retention). Bởi vì việc giữ các khách hàng hiện tại sẽ tiết kiệm chi phí và mang lại doanh thu bền vững hơn so với tìm kiếm khách hàng mới. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động branding và marketing để luôn giữ được vị thế trong tâm trí của khách hàng. Bên cạnh đó, các dịch vụ hậu mãi/chăm sóc khách hàng cũng phải làm thật tốt.
Song đó, doanh nghiệp có thể triển khai thêm các hoạt động xúc tiến thương mại (tặng phiếu giảm giá, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết,…) để khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm. Khi khách hàng đã có sự yêu thích và tín nhiệm đối với doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
4. Liên tục tối ưu hóa chi phí marketing
Quản lý chi phí marketing là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chỉ số ROI. Doanh nghiệp cần liên tục đánh giá hiệu quả của từng hoạt động marketing và cắt giảm các khoản chi phí không mang lại giá trị. Việc chọn lựa các kênh marketing, quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được kết quả tối ưu.
5. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách hàng quyết định sự trung thành và khả năng quay lại của khách hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố sau: Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng (product-market fit). Ngoài ra, quy trình mua sắm cần được tối ưu hóa để đơn giản và thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Đảm bảo giao hàng nhanh chóng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tích cực và giữ chân khách hàng.
Trên đây là nội dung giải thích Marketing ROI là gì, vai trò, cách tính và cách tối ưu ROI hiệu quả như thế nào. Mong rằng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thể kiến thức cơ bản về thuật ngữ này.
