Gỗ MDF phủ Melamine và MFC loại nào tốt hơn?
Đây là hai dòng cốt gỗ công nghiệp được biết đến nhiều nhất hiện nay. Chúng có độ bền khá cao, có thể tái sử dụng nên rất thân thiện với môi trường. Các chuyên gia khuyến khích khách hàng lựa chọn loại gỗ này trong đời sống thay cho gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt. Các sản phẩm từ 2 loại gỗ công nghiệp này hiện nay vô cùng phổ biến trong các sản phẩm nội thất hiện đại. Gỗ MDF phủ Melamine – MFM và MFC – ván dăm phủ Melamine nổi bật với các tính năng như tính thẩm mỹ cao, khả năng chống ẩm, cách âm… Vậy gỗ MDF phủ Melamine và MFC loại nào tốt hơn?
GỖ MDF PHỦ MELAMINE
Ván MDF phủ Melamine hay còn được gọi là MFM (melamine faced MDF). Loại gỗ công nghiệp này có cấu tạo bao gồm 2 phần là cốt ván gỗ MDF và được phủ thêm một lớp giấy trang trí nhúng keo Melamine lên bề mặt. Gỗ MDF được làm từ các sợi bột gỗ đã được nghiền nhỏ từ các thân cây gỗ ngắn ngày cùng các chất kết dính và các chất phụ gia.
Ưu điểm của loại vật liệu này
- Độ bền cơ học cao, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất nội thất
- Giá thành rất rẻ, không lo bị cong vênh hay mối mọt đục khoét như các loại gỗ tự nhiên
- Thời gian sản xuất nhanh, tiết kiệm công sức và chi phí sản xuất
- Bề mặt làm bằng giấy in hoa văn trang trí nên có vô vàn mẫu mã để lựa chọn, giúp thỏa sức sáng tạo và thiết kế
- Góp phần hạn chế việc tàn phá rừng để lấy gỗ, giúp bảo vệ lá phổi xanh cho Trái Đất
Nhược điểm
- Khả năng chống ẩm kém, dễ bị hư hại trong các môi trường có độ ẩm cao
- Chỉ phù hợp với phong cách nội thất hiện đại vì không thể trạm khắc hoa văn cầu kì như là gỗ thịt
- Nếu mua phải loại gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gặp tình trạng tồn dư Formaldehyde quá mức cho phép, gây hại cho sức khỏe người sử dụng
Hiện nay, MFM đang được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế đồ nội thất gỗ công nghiệp trong không gian sống và không gian làm việc.
GỖ MFC LÀ GÌ?
MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, là loại cốt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay. Nó có thêm tên gọi khác là ván dăm.
MFC được tạo bởi những thân, cành của cây gỗ tự nhiên nhỏ. Phần gỗ đã nghiền ở dạng dăm được trộn thêm keo và các chất chuyên dụng. Hỗn hợp sau đó được ép dưới cường độ áp suất ép cao tạo ra những ván gỗ dăm theo kích thước tiêu chuẩn.
MFC chỉ là phần cốt gỗ và thường sẽ được phủ thêm một loại vật liệu bề mặt mới hoàn thành thành phẩm. Vật liệu bề mặt được sử dụng phổ biến nhất là Melamine. Gỗ MFC phủ Melamine có khả năng chống trầy xước, chống cháy, hạn chế ẩm mốc, chịu lực tốt và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chúng còn hạn chế được cong vênh, bong tróc, mối mọt nên độ bền rất cao.
MFC được chia làm hai loại: thường và chống ẩm. Các nhà sản xuất thường dùng thêm loại bột màu xanh cho loại chống ẩm để khách hàng dễ phân biệt. MFC thường sẽ dùng nhiều cho các không gian như: phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,… MFC chống ẩm sẽ dùng chủ yếu cho: phòng bếp, nhà vệ sinh, nơi có độ ẩm cao.
Nhược điểm: Ván dăm MFC thường có độ dày lớn nên quá trình gia công sẽ gặp khó khăn, dễ bị mẻ cạnh. Ngoài ra, chất Formaldehyde có trong các chất liên kết có thể phát thải ra môi trường. Nếu nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
CÁCH PHÂN BIỆT MFC VÀ MDF
Điểm tương đồng
- Tính thẩm mỹ cao từ màu đơn sắc cho tới họa tiết vân gỗ chân thực.
- Cả 2 loại gỗ MFC và MDF đều có 3 loại cốt gỗ cơ bản như sau:
- Ván gỗ loại thường được dùng làm nội thất gia đình, văn phòng,
- Ván gỗ chống ẩm thường được phân biệt thêm bằng bột màu xanh và dùng cho các không gian có độ ẩm cao.
- Ván chống cháy sẽ của cả hai loại sẽ được phân biệt nhờ màu đỏ
Đây là loại cốt gỗ được dùng phổ biến trong lĩnh vực nội thất hiện nay nhờ vẻ đẹp hiện đại và giá thành hợp lý. Chúng có những ưu điểm về khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt, chống cong vênh, giãn nở, mối mọt,…
Điểm khác biệt
- Độ dày: Độ dày khác biệt giữa MFC và MDF có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Trung bình các ván gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm trong khi ván gỗ MDF sẽ có độ dày từ 5,5 – 17mm. Với kết cấu ván dăm, MFC có khả năng chịu lực thẳng đứng tốt hơn trong khi MDF lại có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.
Cấu tạo: Thành phần chính của gỗ MFC từ các loại cây keo, bạch đàn,… được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sau đó sây khô và được trộn lẫn với các chất kết dính, nén dưới nhiệt độ và áp suất cao. Thành phần chính của gỗ MDF từ mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ… được nghiền nát thành bột và kết dính với nhau thành keo và nhiệt độ. Chỉ cần nhìn vào mặt cắt chi tiết của gỗ, ta có thể dễ thấy MFC được làm từ cốt ván dăm trong khi MDF được làm từ cốt ván sợi hoặc bột. Ngoài ra, MDF sẽ được ép với áp suất nén cao hơn. Đây chính là đặc điểm cơ bản và dễ nhận biết nhất của 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF.
Giá thành: Nếu so sánh phần cốt gỗ thì hiện nay MFC đang có giá thành thấp hơn so với MDF. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại bề mặt phủ mà chúng sẽ có mức giá khác nhau. MFC có thể phủ bởi Melamine, Laminate, Acrylic. MDF cũng có thể sử dụng các loại bề mặt đó hoặc phun sơn. Thông thường ở các sản phẩm giá thành trung bình thấp, gỗ MFC được ứng dụng nhiều hơn cả. Ở các sản phẩm nội thất cao cấp, yêu cầu cao hơn mới sử dụng loại gỗ MDF.
LOẠI GỖ MDF VÀ MFC LOẠI NÀO TỐI HƠN?
Từ phần giới thiệu bên trên, có lẽ khách hàng đã phần nào trả lời được câu hỏi gỗ MDF phủ Melamine và MFC loại nào tốt hơn?
Nhìn chung, các loại gỗ MDF phủ giấy trang trí nhúng keo Melamine và MFC đều có những ưu điểm nổi bật như:
Tính thẩm mỹ cao: Hiện nay bề mặt giấy trang trí nhúng keo Melamine được sản xuất và thiết kế trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nên đa dạng về màu sắc và các vân gỗ. Trên thị trường có hàng trăm bề mặt Melamine từ màu đơn sắc cho tới các vân gỗ giúp mang tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phù hợp với không gian của gia đình, nơi làm việc.
Khả năng chống mối mọt: Các loại gỗ công nghiệp đã được trải qua nhiều quy trình sản xuất, xử lý đồng thời có thêm các chất kết dính (mối mọt không ưa mùi của các loại keo) nên sẽ hạn chế được tối đa tình trạng mối mọt so với các loại gỗ tự nhiên.
Khả năng chống ẩm tốt: Hiện nay các nhà sản xuất đã phát triển thêm dòng gỗ MFM và MFC chống ẩm, được sử dụng keo MUF (melamine urea formaldehyde) hoặc nhựa Phenolic thay thế cho keo UF (urea formaldehyde) nên khả năng kháng ẩm tốt hơn các loại gỗ thông thường.
Cốt ván MDF phủ Melamine được làm từ các bột sợi gỗ kết hợp cùng chất kết dính nên sẽ mịn và kín, khó bị ngấm nước và có khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại gỗ MFC. Ngoài ra, với các loại gỗ MFM và MFC chống ẩm cũng sẽ có chất lượng tốt hơn so với các loại gỗ thông thường. Bởi lẽ các loại gỗ công nghiệp chống ẩm sẽ được thay thế từ keo UF (urea formaldehyde) bằng keo chống ẩm MUF (melamine urea formaldehyde) hoặc nhựa Phenolic. Cốt ván nhập từ các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Panel Plus, VECO, Dongwha, Daiken, Vanachai cũng sẽ tốt hơn so với các loại gỗ nhập từ Trung Quốc. Có thể nói, tùy thuộc vào xuất xứ, cấu tạo và từng loại chất kết dính mà chất lượng của từng loại gỗ cũng sẽ khác nhau.
Chất lượng cũng ảnh hưởng tới giá thành của từng loại gỗ công nghiệp. Hiện nay trên thị trường, gỗ MFC có giá thành rẻ hơn so với các loại ván MDF phủ Melamine – MFM. Giá của hai loại gỗ này thường sẽ chênh lệch khoảng 20 – 30%.
Gỗ MDF phủ Melamine và MFC đều có những đặc điểm thẩm mỹ cũng như các tính năng chống ẩm, chống cong vênh, mối mọt rất tốt. Tùy thuộc vào từng mục đích và điều kiện của bản thân mà khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm gỗ công nghiệp phù hợp.
NÊN MUA LOẠI GỖ NÀY Ở ĐÂU?
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp gỗ ván dăm phủ Melamine bời nhu cầu từ thị trường với mặt hàng này là vô cùng lớn. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng cung cấp những sản phẩm được kiểm định chất lượng rõ ràng cùng giá thành vô cùng cạnh tranh như của Gỗ An Cường. Với nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu châu Á cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chắc chắn sản phẩm của Gỗ An Cường sẽ làm hài lòng mọi khách hàng khó tính nhất.